Ngoài tiền mua xe, các loại chi phí để xe tải "lăn bánh" và chi phí đóng hàng năm, khái niệm những chi phí đó là gì?

Ngoài tiền mua xe, các loại chi phí để xe tải "lăn bánh" và chi phí đóng hàng năm, khái niệm những chi phí đó là gì?

Xe tải là một phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ cực kì phổ biến hiện nay. Thế nhưng để đầu tư vào một chiếc xe tải chở hàng lại cần nhiều chi phí phải bỏ ra. Bên cạnh đó, nếu bạn không biết cách đánh giá xe vận tải thì rất có thể mua phải những chiếc xe tải kém chất lượng. Vậy chi phí bạn phải trả và lưu ý khi mua xe tải chở hàng là gì? Hãy cùng tìm hiểu xem nhé!

Ngoài số tiền mua ô tô, người tiêu dùng còn phải chuẩn bị một khoản không nhỏ cho các loại phí, để chiếc xe có thể hợp pháp lăn bánh (đôi khi cần thêm tới vài chục tới vài trăm triệu đồng); và đó cũng chính là một phần lý do khiến những chiếc xe cũ dù có giá ngang ngửa xe mới vẫn có khách...

Theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, ngoài số tiền dùng để mua xe sẽ có khá nhiều yếu tố đi kèm với chi phí để bạn có thể sở hữu một chiếc xe.

1. Giá bán xe

Giá được dùng làm căn cứ tính phí trước bạ là giá công bố (giá niêm yết) của các cơ sở sản xuất, lắp ráp trong nước, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu ôtô. Tuy nhiên, việc giá bán xe tại các đại lý liên tục thay đổi như trong thời gian qua cũng ảnh hưởng đến mức phí trước bạ, bởi theo các quy định của Thông tư 304/2016/TT-BTC, nếu giá bán xe tăng/giảm không quá 20% thì mức giá bán xe ban đầu công bố vẫn được sử dụng để tính phí trước bạ.

2. Các loại thuế, phí ô tô

Thuế phí: bao gồm các loại thuế VAT (Đây là loại thuế khi bạn mua xe tải lần đầu phải đóng, nếu xe tải cũ đã qua sử dụng thì không cần phải đóng thuế này. Mức thuế VAT vẫn dao động ở mức 10%/năm). Một loại thuế khác đó chính là thuế trước bạ (thuế này cần phải đóng để xác định quyền sở hữu của xe. Ở Việt Nam, thuế trước bạ đối với xe tải vào khoảng 2%/năm);

3, Phí đăng kiểm xe:

Cứ 6 tháng một lần, chủ sở hữu xe tải cần phải mang xe đi đăng kiểm tại nơi đăng kí. Mức phí này phụ thuộc vào trọng lượng xe tải và dao động khoảng dưới 1 triệu)

giấy chứng nhận và tem đăng kiểm

4, Phí lấy biển số mới:

Phí cấp biển số: Phí cấp biển số xe tải hiện nay có mức phí khoảng 2 triệu đồng cho một lần cấp biển số.

5, Bảo hiểm:

Bao gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm vật chất với mức phí vào khoảng dưới 1 triệu đồng.  

6. Phí bảo trì đường bộ:

Tất cả các loại phương tiện như ô tô, xe bán tải, xe tải, xe công-ten-nơ đều phải chịu một mức phí bảo trì đường bộ khác nhau. Dù là cá nhân hay tổ chức thì cũng chịu mức tương tự như nhau. Quy định của Bộ Giao thông vận tải chỉ dựa trên số chỗ ngồi đối với xe du lịch và xe bán tải, đối với xe tải dựa trên tải trọng của xe.

Phí đường bộ sẽ được đóng theo năm hoặc tháng, các trường hợp đóng trước thì sẽ được giảm mức phí. Các mức phí gồm: 1 tháng,  6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 30 tháng.

7, Phí bảo trì đường bộ là gì và việc thu phí dùng để làm gì?

Phí bảo trì đường bộ là một chủ đề được dư luận đặc biệt quan tâm trong suốt thời gian qua. Vậy phí bảo trì đường bộ là gì và việc thu phí dùng để làm gì? 

7.1, Phí bảo trì đường bộ là gì? Khái niệm về phí bảo trì đường bộ

Đường bộ là phần diện tích của đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ được nhà nước hoặc tập thể tiến hành xây dựng để các phương tiện vận tải và người tham gia giao thông. Mỗi tuyến đường đều có chất lượng và tuổi thọ khác nhau. Trong quá trình sử dụng đường bộ thì thao tác bảo trì và sửa chữa là yếu tố không thể thiếu. Và muốn có đủ tài chính để bảo trì và sửa chữa thì cần tiến hành thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông. Do đó, có thể hiểu chi phí bảo trì đường bộ là khoản phí sử dụng đường bộ thu trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, mà chủ phương tiện phải nộp.

Khoản phí này thu theo năm, xe bạn đi ít hay nhiều vẫn phải nộp bình thường Phí bảo trì chưa bao gồm phí cầu đường mà tài xế phải nộp khi đi qua các trạm thu phí đường bộ (trạm thu phí BOT). Nói cách khác, chủ xe vừa phải đóng phí đường bộ hàng năm, vừa bị thu phí qua trạm BOT.

Quỹ bảo trì đường bộ được lấy từ phí sử dụng đường bộ quy định tại thông tư số 197/2012/TT-BTC như sau: “Số tiền còn lại (sau khi trừ số tiền quy định tại điểm a và điểm b Khoản này) đơn vị thu phí phải nộp vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ trung ương mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày thu phí.”

Sau khi nộp phí sử dụng đường bộ, chủ xe sẽ được dán tem vào kính chắn gió phía trước Trên tem có ghi rõ ngày hết hạn, và thường dán song song với tem đăng kiểm. Tem phí bảo trì đường bộ.

7.2, Những đối tượng phải đóng phí bảo trì đường bộ?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 197/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là:

+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ôtô, máy kéo (sau đây gọi chung là ôtô)

+ Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ.

+ Xe môtô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh.

+ Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy.

7.3, Phí thu được sử dụng như thế nào?

Tại Điều 8 của Thông tư quy định rõ về quản lý và sử dụng phí. Theo đó:

+ Văn phòng Quỹ được trích để lại một phần trăm (01%) số tiền phí thực thu để trang trải chi phí quản lý hoạt động thu phí sử dụng đường bộ theo quy định.

+ Số tiền còn lại (99%), Văn phòng Quỹ phải nộp vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ trung ương mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thu phí.

+ Đối với các cơ quan đăng kiểm, cơ quan thu phí được trích để lại khi cơ quan thu phí có số phí thu được trong năm đạt từ 50 tỷ đồng/năm trở lên mức trích là 1% trên tổng số phí thu được để trang trải cho công tác thu phí.

+ Cơ quan thu phí có số phí thu được trong năm đạt từ 30 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng/năm mức trích là 1,25% trên tổng số thu phí để trang trải cho công tác thu phí.

+ Cơ quan thu phí có số phí thu được trong năm đạt từ 15 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng/năm mức trích là 1,5% trên tổng số thu phí để trang trải cho công tác thu phí.

+ Cơ quan thu phí có số phí thu được trong năm đạt dưới 15 tỷ đồng/năm mức trích là 1,8% trên tổng số thu phí để trang trải cho công tác thu phí.

+ Số tiền còn lại cơ quan thu phí chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam, để Cục Đăng kiểm Việt Nam nộp vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ trung ương mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thu phí, việc chuyển tiền có thể thực hiện thông qua các ngân hàng thương mại.

+ Trường hợp cơ quan thu phí hạch toán theo cơ chế tài chính doanh nghiệp số tiền phí được để lại là doanh thu của cơ quan; trường hợp cơ quan thu phí là đơn vị hành chính, sự nghiệp số tiền phí được để lại được hoà chung vào nguồn kinh phí của cơ quan và quản lý, sử dụng theo quy định Luật ngân sách nhà nước.

+ Trong năm, cơ quan thu phí được tạm trích 1% trên tổng số thu phí. Khi kết thúc năm tài chính, căn cứ số liệu lập quyết toán thu phí sử dụng đường bộ được trích bổ sung theo tỷ lệ trên và số trích bổ sung được trừ vào số thu phí của năm tiếp theo trước khi nộp về Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương.

+ Số được trích lại cho các đơn vị thu phí để chi cho: trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định; các cơ quan đăng kiểm (cơ quan thu phí) trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam ba phần trăm (3%) số tiền phí được để lại, để phục vụ công tác quản lý thu, nộp phí sử dụng đường bộ; trả lại tiền phí đối với các trường hợp không chịu phí quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

8, Lệ phí cầu đường - cầu cảng là gì?

Tham gia giao thông bằng phương tiện xe cơ giới, xe ô tô, mô tô trở lên đồng nghĩa với việc phải đóng rất nhiều loại phí trong đó có phí cầu đường và cầu cảng. Vậy Lệ phí cầu đường - cầu cảng là gì?

8.1, Phí cầu đường – cầu cảng là gì?

Như chúng ta đã biết, cầu đường – cầu cảng của Nhà nước quản lý là những cầu, đường được xây dựng mua sắm bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn có nguồn gốc từ ngân sách. Do đó, cần phải có đủ khoản tiền để bù đắp lại cho những chi phí đã dùng để xây và sửa cầu đường. Chính vì thế, phí cầu, đường – cầu cảng là khoản thu để bù đắp chi phí của ngân sách Nhà nước đầu tư, xây dựng, mua sắm, sửa chữa và quản lý cầu, đường cầu cảng bảo đảm phục vụ hoạt động vận tải, giao thông xã hội.

Mọi chi phí cho hoạt động của cầu đường phải lập dự toán, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, có chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính. Mọi khoản tiền thu phí cầu, đường phải quản lý qua ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành. Tất cả các cầu, đường – cầu cảng thu phí trái với quy định của pháp luật và hướng dẫn tại điểm này thì phải nộp toàn bộ số tiền phí cầu, đường đã thu được vào ngân sách nhà nước.

8.2, Những đối tượng phải đóng phí cầu đường – cầu cảng

+ Tất cả các phương tiện cơ giới đường bộ, kể cả máy kéo, máy xúc, máy ủi, cần cẩu và các máy cơ giới khác, kể cả phương tiện cơ giới đường bộ thuộc lực lượng quốc phòng, an ninh thực tế đi qua cầu, đường quy định thu phí thì đều phải chịu phí cầu, đường tương ứng.

+ Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng phương tiện giao thông thuộc đối tượng phải chịu phí cầu đường, thực tế sử dụng cầu, đường quy định thu phí.

8.3, Những đối tượng được miễn đóng phí cầu đường – cầu cảng

Thông tư Số: 57/1998/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 27. 4 năm 1998 cũng quy định rõ những đối tượng không phải đóng phí cầu đường – cầu cảng là:

+ Xe chuyên dùng cứu thương; trong trường hợp các phương tiện cơ giới khác đang chở người bị tai nạn giao thông đi cấp cứu thì cũng không phải nộp phí.

+ Xe đám tang, bao gồm cả xe tang và xe chở người đi theo xe tang.

+ Xe đang chở khách của Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và tổ chức chính trị - xã hội, có xe công an hộ tống.

+ Xe của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế thường trú tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao. Trường hợp này, người sử dụng xe phải xuất trình chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ do Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp.

+ Xe chuyên dùng cho thương binh, người tàn tật do chính thương binh hoặc người tàn tật sử dụng.

+ Các phương tiện cơ giới đang làm nhiệm vụ đột xuất, khẩn cấp theo lệnh huy động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, như: xe hộ đê, xe phòng chống lụt bão, chống dịch bệnh.

+ Xe của lực lượng an ninh đang sử dụng đuổi bắt kẻ gian.

+ Xe chuyên dùng vào mục đích an ninh, quốc phòng (xe tăng, xe bọc thép, xe xích, xe cứu hoả và các xe chuyên dùng khác).

+ Xe cơ giới đang thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cổ động các chính sách của Đảng và Nhà nước theo lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền.

+ Xe Nhà báo sử dụng.

+ Công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên sử dụng xe gắn máy 2 bánh thường xuyên phải qua lại cầu, đường thì được giảm phí bằng việc được mua vé tháng.

9, Đăng kiểm là gì - đăng kiểm để làm gì và có tác dụng gì?

Đăng kiểm xe là một việc làm cần thiết và bắt buộc đối với tất cả các loại xe ô tô khi tham gia giao thông. Trên thực tế, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu đăng kiểm là gì và đăng kiểm xe có tác dụng gì?

9.1, Đăng kiểm là gì?

Đăng kiểm xe là một hình thức do cơ quan chuyên ngành kiểm định về chất lượng xe có đảm bảo chất lượng hay không. Hiện nay, mỗi tỉnh thành phố đều có 1 hoặc nhiều trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Công việc đăng kiểm sẽ gồm việc kiểm tra toàn bộ máy móc trong và ngoài của xe xem có đạt tiêu chuẩn như có chỗ nào chưa tốt, chưa ổn cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người lái và cả những người tham gia giao thông khác.

Việc đăng kiểm cũng không quá gắt gao, nếu trong quá trình đăng kiểm xe bạn đạt yêu cầu, bạn sẽ được cấp giấy phép chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc gia hạn cho phép xe ô tô được lưu thông trên đường. Trong trường hợp xe chưa đạt yêu cầu, chủ xe cần sửa chữa đến khi đạt mới được cấp giấy chứng nhận. Thông thường, mỗi loại xe với mức tải trọng khác nhau sẽ có một định kì kiểm định. 

Sau khi đăng kiểm ô tô và kiểm tra xe xong, nếu phát hiện có trục trặc nào bạn cần tới trung tâm sửa chữa để khắc phục ngay. Nếu mọi thứ vẫn ổn, bạn cũng đừng chủ quan vì nhân tố hư hỏng tìm ẩn khác mà bộ kiểm tra vẫn chưa phát hiện được. Do đó, bạn cần đưa xe tới gara uy tín để kiểm tra lại.

9.2, Đăng kiểm có tác dụng gì?

Có thể nói, mục đích quan trọng nhất của việc đăng kiểm đó là kiểm tra mức độ và ngưỡng an toàn của phương tiện vận tải. Điều này cũng nhằm giúp giảm tránh gây rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường trường cho tất cả mọi người. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn đối với bản thân cũng như cho những người xung quanh bạn.

Đăng kiểm xe ô tô là việc làm cần thiết và bắt buộc. Đừng sợ tốn chút ít phí hay mất thời gian mà bỏ qua việc đăng kiểm xe này để rồi có thể gây nguy hại cho người tham gia giao thông hoặc bị xử phạt khi công an tuýt còi.

9.3, Việc đăng kiểm xe gồm những bước nào?

Dưới đây là tuần tự đăng kiểm thực tiễn tại các trung tâm đăng kiểm:

Bước 1. Kiểm tra biển số xe có được gắn chắc chắn hay chưa.

Bước 2. Lau số máy và tìm số khung.

Bước 3. Kiểm tra mức nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, phanh trợ lái xem có gì bất ổn.

Bước 4. Kiểm tra 4 bánh xe có bị mòn, dính đinh, đủ áp xuất.

Bước 5. Kiểm tra hệ thống đèn trên xe có bị hư hỏng.

Bước 6. Kiểm tra cần gạt nước, phun nước có hoạt động tốt.

Bước 7. Kiểm tra bảng đồng hồ.

Bước 8. Hệ thống dây đai an toàn, chốt cửa, tay mở.

Bước 9. Phanh tay có làm việc tốt.

Bước 10. Bảo dưỡng xe.

9.4, Mức phạt đối với xe chưa đăng kiểm là bao nhiêu?

Điều 19. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc theo quy định;

b) Không gắn biển số (nếu có quy định phải gắn biển số);

c) Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

Trên đây là các chi phí cần có và khái niệm các chi phí đó để cho một chiếc xe lăn bánh. Vận tải Nguyễn Lê hy vọng chia sẻ được điều bổ ích tới các bạn.

Khách hàng doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thuê xe taxi tải chở hàng giá rẻ tại Hà Nội. Hãy liên hệ với Vận tải Nguyễn Lê (Dịch vụ cho thuê xe tải chở hàng ở Hà Nội giá rẻ) để thuê với giá cạnh tranh nhất và chất lượng dịch vụ hài lòng nhất.

Hotline: 0911 287 011

Website: http://xetaichohanghanoi.vn/

 

Đánh giá trung bình 0/5 ( 0 Nhận xét )
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
Chia sẻ cảm nhận của bạn Viết nhận xét của bạn

Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận

* Rating
4865 *
Messenger