TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỘT ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS UY TÍN

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỘT ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS UY TÍN

1, Tìm hiểu hệ thống hạ tầng logistics ở nước ta hiện nay

Hệ thống hạ tầng logistics ở nước ta hiện nay như thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc câu hỏi này hãy cùng xetaichohanghanoi.vn tham khảo chi tiết câu trả lời dưới đây để cùng nắm bắt.

- Hạ tầng giao thông đường bộ

Hệ thống đường bộ Việt Nam hiện có tổng chiều dài 570.448 km, trong đó quốc lộ 24.136 km, đường cao tốc 816 km, đường tỉnh 25.741 km, còn lại là đường giao thông nông thôn (Bộ GTVT, 2018).

Trong năm 2018, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có những bước phát triển mạnh, theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, nhiều tuyến đường cao tốc, cầu lớn đã và đang được nâng cấp xây dựng tập trung vào các công trình có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; trong đó nhiều dự án được đầu tư theo hình thức BOT, giảm áp lực rất lớn cho nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Đặc biệt, Bộ GTVT đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017-2020. Toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam được chia thành 11 đoạn, tuyến, trong đó 3 đoạn sử dụng toàn bộ vốn ngân sách Nhà nước và 8 đoạn đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).

- Hạ tầng đường sắt Việt Nam ngày càng phát triển

Mạng lưới đường sắt quốc gia Việt Nam có 7 tuyến chính với tổng chiều dài gần 3.160 km, mật độ đạt 7,9 km/1000 km2 , trong đó 2.646 km đường chính tuyến và 514 km đường ga/ nhánh, bao gồm 3 loại khổ ray mà chủ yếu là khổ đường 1,000 mm (chiếm 84%), còn lại là khổ đường 1.435 mm (6%) và khổ đường lồng (9%).

Trong giai đoạn vừa qua, ngành Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đã triển khai xây dựng mới một số hạng mục hạ tầng như nâng cấp một số ga, nâng cấp một số tuyến để nâng cao an toàn, rút ngắn thời gian chạy tàu. Hiện nay, diện tích nhà ga, kho ga phục vụ vận chuyển đường sắt và trung chuyển với các phương thức vận tải khác vào khoảng 2.055.110 m2 . Diện tích ke ga, bãi hàng vào khoảng 1.377.621 m2. Trong đó có các nhà ga, kho ga lớn với sức sức chứa lớn, hiện đại như: Nhà Ga: ga Hà Nội, ga Giáp Bát, ga Ninh Bình, ga Thanh Hóa, ga Đà Nẵng, ga Sài Gòn...  Kho ga: Nhà kho 10 ga Hải Phòng, kho hành lý Ga Hà Nội, kho hàng lẻ ga Giáp Bát...

- Hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

Đường thủy được khai thác trở thành kênh giao thông quan trọng của Việt Nam

Về các tuyến đường thủy nội địa Việt Nam là quốc gia được thiên nhiên ưu đãi, có tới 2.360 con sông, kênh lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 41.900 km, mật độ bình quân 0,27 km/1 km2 , có 124 cửa sông, là một nước có mật độ sông, kênh vào loại lớn trên thế giới. Tổng chiều dài đường thủy nội địa toàn quốc đang quản lý khai thác là 17.253 km, Trung ương quản lý các tuyến đường thủy nội địa quốc gia với tổng chiều dài khoảng 7.071,8 km (chiếm 41% tổng chiều dài đường thủy nội địa đang khai thác, quản lý của cả nước). Đây là những tuyến vận tải huyết mạch kết nối các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp lớn của khu vực và cả nước (Bộ GTVT, 2018).

- Hạ tầng giao thông đường hàng không

Theo Quyết định 236/QĐ-TTg được Thủ tướng phê duyệt ngày 23/2/2018, đến năm 2030, Việt Nam sẽ khai thác tổng cộng 28 sân bay gồm 15 sân bay quốc nội và 13 sân bay quốc tế, trong đó Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành là các cửa ngõ quốc tế trọng điểm. Đến năm 2020, tổng sản lượng thông qua các cảng hàng không đạt khoảng 131 triệu hành khách/năm và 2,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Hàng không Việt Nam đang hướng tới mục tiêu đứng thư tư trong ASEAN về sản lượng vận chuyển, phát triển đội tàu bay và hệ thống cảng hàng không (Bộ GTVT, 2018).

Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng cao của ngành hàng không, Quyết định 236 đã đưa ra các định hướng quy hoạch phát triển theo hướng bền vững, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, huy động tối đa mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng hàng không, đẩy mạnh lộ trình tự do hóa vận tải hàng không trên cơ sở song phương, đa phương...Bên cạnh đó, quy hoạch cũng tập trung cho phát triển thêm các đường bay theo mô hình hoạt động “điểm - điểm”, khuyến khích việc mở các chuyến bay quốc tế đi / đến các cảng hàng không có nhu cầu và tiềm năng phát triển du lịch, bổ sung định hướng phát triển mạng đường bay theo mô hình vận tải đa phương thức... điều chỉnh quy hoạch số lượng cảng hàng không khai thác, phát triển các trung tâm logistics chuyên dụng hàng không, cập nhật Kế hoạch không vận mới của ICAO, bổ sung quy hoạch về bảo vệ môi trường.

Hiện có 22 cảng hàng không đang hoạt động, trong đó có 9 cảng hàng không quốc tế, 13 cảng hàng không nội địa.

2, Những doanh nghiệp logistics lớn trên thế giới hoạt động như thế nào?

Trong khi thị trường logistics toàn cầu tiếp tục bùng nổ, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lớn cũng ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết. Ngoài áp lực cạnh tranh, họ còn phải đối mặt với những thách thức lớn như sự hạn chế về không gian kho bãi, chi phí hoạt động tăng và các quy định về an toàn giao thông, an toàn lao động và bảo vệ môi trường đang ngày càng được quan tâm hơn ở không chỉ các nước phát triển. Để duy trì vị thế trong ngành, các doanh nghiệp dịch vụ logistics hàng đầu trên thế giới đã không ngừng mở rộng sự hiện diện của họ trên các khu vực khác nhau, tăng cường dịch vụ và phát triển kinh doanh.

Dự báo những doanh nghiệp dịch vụ logistics hàng đầu sẽ vẫn là những người dẫn dắt thị trường trong những năm tới. Trong khi đó, việc giới thiệu các giải pháp logistics xanh và mở rộng các hiệp định thương mại tự do trên toàn thế giới có thể tạo ra những doanh nghiệp mang lại lợi nhuận cao hơn những doanh nghiệp dịch vụ logistics hàng đầu này trong tương lai.

Hầu hết các thương vụ M&A lớn đều diễn ra tại Trung Quốc phản ánh tốc độ phát triển rất nhanh chóng, đồng thời các yêu cầu cần phải thay đổi phương thức hoạt động của logistics truyền thống ở Trung Quốc đang diễn ra rất mạnh mẽ. Có thể lấy một số ví dụ điển hình về M&A lớn ở Trung Quốc như: Tập đoàn Alibaba đầu tư 1,38 tỷ USD vào công ty ZTO - một trong những công ty logistics lớn của Trung Quốc - để sở hữu 10% cổ phần của công ty này; hay JD.com đã bán 18,6% cổ phần của mình để lấy 2,5 tỷ USD đầu tư vào công ty logistics Beijing Jingbangda Trade Co. 1.3.

cho thuê xe tải chở hàng Hà Nội

3, 5 tiêu chí đánh giá một đơn vị cung cấp dịch vụ logistics uy tín

Bạn cần tham khảo các tiêu chí đánh giá một đơn vị cung cấp dịch vụ logistics uy tín để thực hiện đánh giá. Tuy nhiên, bạn chưa biết những tiêu chí đó là gì. Vậy, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây để được hỗ trợ.

Quyết định của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuê ngoài dịch vụ logistics nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động logistics và góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do đó, các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp.

Trong đó, 5 tiêu chí có tầm quan trọng nhất là

- Chất lượng dịch vụ (86,1%)

- Giá cả và sự linh hoạt (80,6%) thể hiện khả năng đáp ứng yêu cầu đặc biệt và thay đổi của khách hàng

- Thời gian (63,9%)

- Chính sách hỗ trợ khách hàng (47,2%).

Kết quả này cũng là gợi ý chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp logistics cần hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng xử lý linh hoạt mọi vấn đề trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Một tiêu chí tuy không được chủ hàng đề cập rõ ràng là tỷ lệ hoa hồng khi lựa chọn công ty dịch vụ logistics, tuy nhiên thực tế trong quá trình phỏng vấn cả doanh nghiệp chủ hàng và công ty dịch vụ logistics đều cho thấy có vấn đề yêu cầu hoa hồng từ phía công ty chủ hàng khi quyết định lựa chọn nhà thầu dịch vụ logistics (tuy không phải là phổ biến nhưng vẫn có tình trạng này xảy ra), điều này có thể là một lý do làm tăng giá dịch vụ logistics, qua đó tăng tổng chi phí logistics.

Theo kết quả phỏng vấn, rất nhiều công ty tổ chức lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ theo hình thức đấu thầu, hợp đồng thường kéo dài 01 năm, sau một năm sẽ có đánh giá lại. Một số doanh nghiệp sử dụng chỉ số KPI (Key Performance Indicator) để đánh giá nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, qua tìm hiểu tình hình KPI được áp dụng thực tế, cho thấy đa phần các chỉ số chỉ nhằm mục đích kiểm tra và bắt lỗi nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) chứ chưa thực sự thúc đẩy tinh thần và có tính hợp tác chặt chẽ win-win với các nhà cung cấp dịch vụ logistics.

Những thông tin trên đây đã giúp bạn đểm qua được hệ thống hạ tầng logistics ở nước ta hiện nay. Theo đó, nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa, chuyển phát nhanh của vận tải Nguyễn Lê hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Quý khách cần thuê xe tải chở hàng chỉ cần nhấc máy gọi điện cho số Hotline chúng tôi sẽ có nhân viên tư vấn rõ về cách chọn xe chở hàng sao cho phù hợp với loại hàng cần chở để tiết kiệm chi phí cho quý khách nhất.

Các dòng xe được cung cấp từ 5 tạ tới 3 tấn

Quy trình cho thuê nhanh chóng, chất lượng xe đảm bảo và đặc biệt giá thành cho thuê taxi tải rẻ nhất Hà Nội .

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các dịch vụ khác của vận tải Nguyễn Lê như: chuyển phát nhanh, cho thuê xe tải, vận chuyển ô tô, bốc xếp hàng hóa,...

Mọi thông tin về dịch vụ quý khách hàng liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0911 287 011

Website: http://xetaichohanghanoi.vn/

Vận tải Nguyễn Lê (Dịch vụ vận chuyển và xe tải chở hàng Hà Nội giá rẻ) sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Hơn thế nữa, chúng tôi luôn đưa ra báo giá ưu đãi nhất cho các khách hàng, đặc biệt là những khách hàng hợp tác lâu dài.

Chúng tôi lấy sự hài lòng của Quý khách hàng làm phương châm phục vụ

Vận tải Nguyễn Lê chúc quý khách nhiều sức khỏe và thành công!

Xin trân trọng cảm ơn !

Đánh giá trung bình 0/5 ( 0 Nhận xét )
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
Chia sẻ cảm nhận của bạn Viết nhận xét của bạn

Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận

* Rating
3630 *
Messenger