Các bước để ô tô không bị trượt đăng kiểm

Các bước để ô tô không bị trượt đăng kiểm

Làm gì để xe ô tô không bị trượt đăng kiểm?

Để tham gia giao thông, mỗi ô tô đều phải qua vòng đăng kiểm xe, đa số các chủ xe đều cảm thấy lo lắng trước vấn đề đăng kiểm này.

Đăng kiểm xe là thủ tục kiểm tra xem xe có đạt đủ tiêu chuẩn để tham gia giao thông hay không. Đây là một qui trình cần thiết và bắt buộc. Tất cả mọi chủ xe phải tiến hành đăng kiểm xe nếu muốn đưa xe vào sử dụng.

Bất kì xe ô tô nào cũng cần đăng kiểm

Khi đến nơi đăng kiểm, nhân viên đăng kiểm sẽ tiến hành các thủ tục kiểm tra theo đúng trình tự đã quy định để đảm bảo rằng xe bạn đủ điều kiện để tham gia giao thông và không quá gây hại tới môi trường. Nghe có vẻ đơn giản nhưng trong thực tế, nhiều xe đã trượt đăng kiểm vì xe quá cũ, gây hại môi trường… Nếu đạt đăng kiểm, chủ ô tô sẽ được cấp giấy đăng kiểm xe hoặc được phép gia hạn giấy đăng kiểm trước đó. Đối với trường hợp không đạt, người sở hữu ô tô bắt buộc phải khắc phục những lỗi chưa đạt đến khi nào đạt thì mới được cấp giấy đăng kiểm xe.

Thời hạn đăng kiểm xe ô tô

Xe không chỉ đăng kiểm một lần duy nhất mà có thời hạn đăng kiểm xe ô tô để kiểm tra lại ô tô của bạn sau một thời gian sử dụng. Thời hạn đăng kiểm của xe phụ thuộc vào loại xe và tuổi thọ của xe. Thời hạn đăng kiểm của một xe ô tô được in trên một tem, tem này sẽ được dán trên cửa kính của ô tô để dễ dàng nhắc chủ xe nhớ về hạn đăng kiểm.

1, Đăng kiểm cần hồ sơ như thế nào?

Để đăng kiểm xe ô tô, chủ xe cần mang xe đến trạm đăng kiểm. Hiện nay có tới 90 trạm đăng kiểm trên toàn nước nên chủ ô tô chỉ  cần lựa chọn một trạm đăng kiểm phù hợp. Khi đến đăng kiểm xe ô tô chủ xe phải chuẩn bị trước những giấy tờ như :

Giấy đăng kiểm xe ô tô cũ (nếu có)

Giấy đăng kí

Giấy chứng nhận bảo hiểm dân sự

Chủ xe cần lưu ý mang đầy đủ giấy tờ để tránh việc thiếu sót không cần thiết

Chủ xe cần lưu ý mang đầy đủ giấy tờ để tránh việc thiếu sót không cần thiết. Sau khi tiến hành xong các thủ tục đăng kiểm theo đúng qui định và nộp lệ phí đăng kiểm theo bảng phí đăng kiểm tại Trung tâm, chủ xe mang xe về và đợi kết quả.

2, Làm thế nào để không bị trượt đăng kiểm?

Đăng kiểm là qui trình kiểm tra với 5 công đoạn, cụ thể là: kiểm tra khái quát toàn bộ xe; kiểm tra phần trên của xe; kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng, phanh xe; kiểm tra tiêu chuẩn môi trường để đảm bảo xe không quá gây hại cho môi trường; kiểm tra phần dưới của xe và 56 hạng mục. Nhân viên đăng kiểm có nhiều cách để kiểm tra xe ô tô, bao gồm thực hiện trên thiết bị, dụng cụ kiểm tra, quan sát bằng tay, bằng mắt… khi tất cả các hạng mục đều đạt đủ điều kiện ATKT (an toàn kỹ thuật) và BVMT (bảo vệ môi trường).

Để có thể vượt qua việc đăng kiểm, chủ xe nên đưa xe đi bảo dưỡng thường xuyên. Trong thực tế, có những xe không đạt yêu cầu chỉ vì một lý do rất đơn giản đó là khí thải do động cơ quá xuống cấp, bầu lọc gió quá bẩn không thường xuyên lau, đến khi đăng kiểm chủ xe mới biết thì đã muộn.

Các công đoạn bảo dưỡng xe quan trọng có thể kể đến gồm:

Lau sạch nắm lắc cả hai biển số trước và sau xe. Kiểm tra mức nước làm mát động cơ đã cạn kiệt hay chưa. Dầu phanh, dầu trợ lực lái nên được thay đều đặn theo kỳ. Kiểm tra bốn bánh xe để tránh trường hợp lốp mòn. Bên cạnh đó còn cần kiểm tra các loại đèn xe để đảm bảo không bóng nào bị hỏng hóc.

Phanh tay cũng là một trong những bộ phận quan trọng nhất phải chú ý kiểm tra. Đừng quên kiểm tra xem còi xe có quá to hay không, độ ồn của xe khi hoạt động, độ kín của hệ thống thoát khí thải, tiêu chuẩn nồng độ khí xả ra, độ kín khít của hệ thống cung cấp nhiên liệu, độ đục của khói mà xe phát ra. Sau đó, chủ xe có thể chuyển sang kiểm tra tiêu chuẩn môi trường của xe mình và khắc phục những tiêu chuẩn chưa được đáp ứng để chuẩn bị cho việc đăng kiểm.

Ngay cả những bộ phận nhỏ như cần gạt nước, bộ phun nước cũng cần được kiểm tra bởi nếu trong tình trạng điều kiện thời tiết xấu như mưa, bụi dày mà cần gạt nước, bộ phun nước không hoạt động hiệu quả thì có thể sẽ dẫn đến những nguy hiểm. Tiếp theo, chủ xe cần tiến hành kiểm tra trên bảng đồng hồ và quan sát xem có đèn báo nào đã hỏng hóc không còn hoạt động hay báo bất thường.

Tất cả các chi tiết nhỏ khác như dây đai an toàn, chốt cửa, tay mở đều bắt buộc phát kiểm tra kĩ. Thông thường thì khi bảo dưỡng và kiểm tra xe, chủ xe thường chủ quan và bỏ qua những chi tiết nhỏ này. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng việc đăng kiểm xe ô tô sẽ không bỏ qua bất kì chi tiết nào, chắc chắn họ sẽ kiểm tra đầy đủ 56 hạng mục.

Trên đây là các chú ý để việc đăng kiểm xe ô tô được thuận lợi mà vận tải Nguyễn Lê đã đúc kết ra, hi vọng bài viết hữu ích cho các bạn lái xe.

Đánh giá trung bình 0/5 ( 0 Nhận xét )
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
Chia sẻ cảm nhận của bạn Viết nhận xét của bạn

Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận

* Rating
4319 *
Messenger