BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ

BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ

1, ĐIỀU 10. HỆ THỐNG BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ

1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:

a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;

b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;

c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

Hình tròn.

Nền mầu trắng và viền mầu đỏ.

Nội dung thể hiện lệnh cấm nằm ở giữa tâm của biển có mầu đen.

Một số biển được thể hiện khác so với quy tắc chung với khối Biển báo “Cấm” nhưng vẫn thuộc và có ý nghĩa là cấm, thông báo… như biển cấm dừng, cấm đỗ, biển hết hạn chết tốc độ, biẻn STOP.

Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm

b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

Hình tam giác.

Nền mầu vàng và viền mầu đỏ.

Nội dung thể hiện nằm ở giữa tâm của biển có mầu đen.

Không có ý nghĩa là “Cấm” hay hiệu lệnh bắt người tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo, nhưng các Biển báo nguy hiểm nhằm mục đích thông báo cho người lái xe biết trước các tính huống có thể xảy ra phía trước, có thể phía trước tiếp theo sẽ là những đường có địa hình như thế nào, giao cắt ra sao, đường hướng nào được ưu tiên cần lưu ý để người lái xe giảm tốc độ, đi đúng phần đường, giữ cự ly an toàn…

Biển báo nguy hiểm

c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

Hình tròn.

Nền mầu xanh.

Nội dung thể hiện bên trong nằm chính giữa và có mầu trắng.

Đây là những biển bắt buộc mọi người lái xe, tham gia giao thông thì gặp đều phải tuân thủ và làm theo, thông thường là các hướng phải đi, hay hạn chế tốc độ tối thiểu… Cùng với Biển báo “Cấm” nếu người lái xe không nghiêm túc thực hiện sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, đi không đúng luật, vi phạm giao thông và  có thể gây tai nạn…

Biển hiệu lệnh

d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

Hình chữ nhật hoặc hình vuông.

Nền mầu xanh.

Nội dung thể hiện bên trong có thể là mầu đen, mầu trắng, mầu vàng hoặc đỏ.

Đứng vị trí là thứ yếu, nhằm chỉ dẫn cho lái xe biết được các địa điểm tiếp theo, thành phố đô thị hay làng mạc, những điểm mốc. lối rẽ (không bắt buộc phải tuân theo), nơi dừng xe nghỉ ngơi, trạm xăng…

Biển chỉ dẫn

đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Hình chữ nhật hoặc hình vuông.

Nền mầu trắng.

Nội dung thể hiện bên trong chủ đạo là mầu đen hoặc mầu đỏ.

Nhằm mục đích bổ trợ cho các loại Biển báo “Cấm”, Biển báo nguy hiểm, Biển báo hiệu lệnh, Biển báo chỉ dẫn, trong các trường hợp đặc biệt, khi có biển phụ đi kèm với các loại biển trên thì người lái xe phải thực hiện theo nội dung được thể hiện trên biển phụ.

Biển phụ để thuyết minh bổ sung

5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

Nội dung thể hiện đa dạng bằng các hình vẽ, các đường kẻ sọc…

Được sơn bằng các mầu trắng hoặc vàng trên mặt đường.

Tuy không được liệt kê, định nghĩa và phân loại như các loại biển được sử dụng trong Hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam nhưng vạch kẻ đường cũng rất quan trong, về phạm vi áp dụng, ý nghĩa là ngang với biển, chúng được dùng song song đồng hành với biển và đèn tín hiệu giao thông. Khi tham gia giao thông người lái xe chỉ nhìn biển nhìn đèn là chưa đủ, vạch kẻ đường hiện nay rất đa dạng với các hình thức là báo hiệu, hiệu lệnh tuân theo hoặc chỉ dẫn…

vạch kẻ đường

6. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

7. Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.

2, ĐIỀU 11. CHẤP HÀNH BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ

1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Đánh giá trung bình 0/5 ( 0 Nhận xét )
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
Chia sẻ cảm nhận của bạn Viết nhận xét của bạn

Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận

* Rating
9611 *
Messenger