Lái xe ô tô an toàn hơn trên đường cao tốc khi bạn làm các điều sau

Lái xe ô tô an toàn hơn trên đường cao tốc khi bạn làm các điều sau

Lái xe trên Cao Tốc luôn thoải mái nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nên bình tĩnh để xử lý các tình huống.
Việc đảm bảo các an toàn khi đi trên cao tốc là một chủ đề tranh cãi không hồi kết bởi nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên người lái cũng nên lưu ý các vấn đề sau để hoàn tất một chuyến đi suôn sẻ.
Việc bị đâm xe liên hoàn nhất là trên cao tốc gây thiệt hại khá nhiều cả về người và tài sản thậm chí đem lại những hậu quả nặng nề. Hầu hết nguyên nhân đều xuất phát từ việc không giữ khoảng cách an toàn dẫn đến việc không đủ thời gian để phản ứng khi gặp sự cố. Thế nên nhiều kinh nghiệm từ người đi trước sẽ giúp ích rất nhiều cho các tài mới sau này.

1. Giữ khoảng cách an toàn
Đây là tình trạng gặp thường xuyên nhất trên cao tốc, tại Việt Nam có không ít lái xe không chú ý tới việc giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước mà thường xuyên bám đuôi phía sau. Về lợi ích thì việc này sẽ giúp cho phần nào tiết kiệm xăng tuy nhiên sẽ có rất nhiều tai hại.
Theo đó việc bám đuôi xe sẽ làm người lái mất đi khả năng đọc tình huống phía trước, không thể phán đoán được các sự việc xảy ra, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu, mặt đường trơn trượt cũng như tầm quan sát gần như bằng không.
Do đó người dùng phải có giữ một khoảng cách an toàn từ 35 đến hơn 100m tùy theo vận tốc hiện thời. Việc này giúp người dùng có đủ thời gian xử lý cũng như khoảng cách phanh phù hợp. Và trong điều kiện mặt đường trơn trượt người lái có thể chủ động gia tăng khoảng cách an toàn.
Hiện nay hầu hết trên cao tốc đều gần như có đủ các biển báo thể hiện khoảng cách an toàn nên người lái không cần phải lo lắng. Ngoài ra có thể áp dụng quy tắc 3 giây để ước lượng khoảng cách so với xe phía trước, theo đó cần chọn 1 cột mốc bên đường như cột điện, biển báo,… đếm đến 3 khi xe phía trước đi qua cột mốc, quãng đường xe phía trước đi được sau 3 giây là khoảng cách an toàn cần giữ.

2. Thường xuyên quan sát gương hậu
Ngoài việc quan sát phía trước thì người lái cần phải chủ động quan sát gương chiếu hậu để biết rõ tình hình phía sau. Thêm nữa việc này sẽ giúp tài xế biết được có xe bám sát phía sau đuôi hay không. Trong trường hợp chạy thấp hơn tốc độ tối đa cho phép người lái cần phải đi vào làn bên phải để nhường cho những xe khác phía sau cần chạy nhanh hơn.
Trong trường hợp bị bám xe khác bám đuôi quá sát thì người lái có thể chủ động đổi hướng để tránh những sự cố không đáng có. Ngoài ra nếu có tình huống khẩn cấp thì tài xế có thể đánh lái về phía an toàn để đảm bảo không xảy ra những sự việc ngoài ý muốn.

3. Chủ động đọc tình huống
Ngoài việc lưu thông trên cao tốc với những quy định an toàn nhất định thì người lái nên chủ động phán đoán tình huống. Ví dụ nếu thấy xe tải nặng/container từ xa người lái nên chủ động giữ khoảng cách, chuyển làn hoặc dứt khoát vượt những loại phương tiện này và hạn chế đi song song.
Trong trường hợp không đủ điều kiện an toàn thì người lái cũng không nên đi phía sau hoặc đi song song mà nên tạo một khoảng cách an toàn theo hình ziczac để phòng tránh những sự cố bất ngờ không thể nói trước.
Với tình huống các loại phương tiện có kích thước lớn bám đuôi phía sau, bạn nên chủ động nhường bằng việc chuyển sang làn khác. Bởi những phương tiện này cần khoảng cách dừng xe dài hơn so với xe bình thường, nếu không may có thể dẫn đến việc bị húc đuôi.
Ngoài ra, nếu thấy từ xa các xe phía trước có dấu hiệu sáng đèn phanh bạn cũng nên chủ động giảm tốc độ để phán đoán các sự cố phía trước, hoặc trong trường hợp rất nhiều xe đồng loạt giảm tốc bạn cũng nên cẩn thận bởi có thể đang có chuyện gì xảy ra.

4.Hiểu rõ chiếc xe đang sử dụng
Hầu hết các loại xe trên thị trường đều có những khoảng cách phanh khác nhau, ngay cả những chiếc xe cùng thương hiệu phiên bản cũng có khoảng cách phanh biệt do khác nhau trong quá trình vận hành. Vì thế người lái cần phải nắm rõ điều này, đặc biệt là những ai thuê xe hoặc mượn xe.
Do đó người lái cần phải có thời gian làm quen xe và có thể chủ động kiểm tra khoảng cách phanh nhằm hình dung được xe cần bao xa để dừng trong trường hợp khẩn cấp. Lưu ý chỉ nên thực hiện tại những bãi đất trống, trong nhiều điều kiện và nhiều dải tốc độ khác nhau để nắm rõ khoảng dừng khi phanh xe.
Đó chỉ là những kinh nghiệm được khá nhiều người chia sẻ lại, để an toàn và đảm bảo hơn vẫn phụ thuộc vào sự tập trung của người lái cũng như ý thức khi tham gia giao thông bằng việc thắt dây an toàn tại mọi vị trí.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nam-uoc-nhung-ieu-nay-se-lai-xe-o-to-an-toan-hon-tren-uong-cao-toc
_Vận tải Nguyễn Lê tổng hợp_

Đánh giá trung bình 0/5 ( 0 Nhận xét )
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
Chia sẻ cảm nhận của bạn Viết nhận xét của bạn

Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận

* Rating
3368 *
Messenger