CÓ PHẢI THAY NHỚT DỰA VÀO SỐ KILOMET XE ĐÃ CHẠY ĐÚNG KHÔNG?

CÓ PHẢI THAY NHỚT DỰA VÀO SỐ KILOMET XE ĐÃ CHẠY ĐÚNG KHÔNG?

Thay nhớt chỉ dựa vào số km là một sai lầm phổ biến của người dùng

Nếu coi xăng là "thức ăn", thì dầu nhớt bôi trơn giống như "máu" của động cơ. Trong thành phần của dầu bôi trơn có các chất phụ gia đảm bảo các tính năng làm sạch, chống ăn mòn hóa học, chống tạo bọt.

Trong quá trình cháy, nhiên liệu phát sinh ra cặn và bụi carbon bám vào trong động cơ, dầu bôi trơn sẽ phân tán cặn và muội này thành các phân tử nhỏ và lưu giữ ở trong dầu. Sau thời gian sử dụng, hàm lượng cặn vượt qua ngưỡng cho phép và nó có thể bám ngược trở lại vào động cơ.

Thói quen đầu tiên là thay dầu động cơ một cách máy móc theo chu kỳ số km đã vận hành. Thay dầu bôi trơn động cơ sau bao nhiêu km sử dụng, có vẻ như là một câu hỏi đơn giản. Nhiều chủ xe thường đặt câu hỏi "bao nhiêu km thì thay nhớt ô tô?" Tuy nhiên, con số cụ thể ra sao, 3.000km, 5.000km, hay 10.000km… lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Việc thay dầu nhớt phụ thuộc vào loại dầu bôi trơn theo tiêu chuẩn yêu cầu của nhà sản xuất xe. Ví dụ, Mazda CX-5 2.0 AT phiên bản 2016 tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra là sử dụng dầu Castrol 5W30 SN, đối với động cơ ở trạng thái tốt thì dầu này có định kỳ thay thế là 5.000 km vận hành. Vì vậy, với động cơ của chiếc xe này, đổ loại dầu có chỉ số 0W40 là không đúng về mặt thông số, chứ chưa cần xét đến việc dầu 0W40 đó của nhãn hiệu nào và sử dụng được bao nhiêu km thì cần thay thế.

Thứ hai là còn phụ thuộc vào tình trạng thực tế của động cơ. Cũng lấy ví dụ trên đối với chiếc Mazda CX-5, khi mới đưa vào sử dụng, định kỳ thay dầu bôi trơn là 5.000 km. Tuy nhiên do đặc tính vận hành, hoặc sau nhiều năm sử dụng, với hàng chục vạn km vận hành, các chi tiết bên trong động cơ có khe hở lớn hơn, rệu rạo hơn, thì cần thay thế dầu bôi trơn với định kỳ số km vận hành ngắn hơn so với thông số xuất xưởng ban đầu của chiếc xe.

Tiếp theo, việc thay dầu nhớt phụ thuộc vào điều kiện vận hành. Một chiếc xe thường xuyên vận hành trong điều kiện tắc đường, ngập lụt hoặc hay dừng đỗ đoạn ngắn… thì cần thay thế dầu bôi trơn theo chu kỳ số km vận hành ngắn hơn so với một chiếc xe vận hành trong điều kiện tốt hơn.

Thói quen xấu kế tiếp là nhiều chủ xe có xu hướng là thay thế dầu bôi trơn tại nhà hoặc các tiệm rửa xe, khi đó dễ dẫn các rủi ro là rò rỉ rốn xả, mở nhầm ốc xả dầu, châm sai loại dầu hoặc là châm sai dung tích dầu.

Tiếp đến là sử dụng các chất phụ gia không rõ nguồn gốc. Nhiều chủ phương tiện đổ các chất phụ gia chưa thẩm định, không rõ nguồn gốc pha trộn vào dầu bôi trơn nhằm đáp ứng những cái mong đợi của mình, như làm sạch hoặc phá cặn. Nếu người dùng chưa tìm hiểu kỹ, các chất phụ gia không tương thích với dầu bôi trơn đang sử dụng có thể làm đảo lộn tính cân bằng hóa học trong dầu và giảm hiệu suất của dầu bôi trơn.

Các chủ xe cũng có xu hướng thay dầu ngay khi dầu chuyển sang màu đen. Thói quen này gây ra sự lãng phí không cần thiết nếu như dầu bôi trơn chưa đạt đến chu kỳ ngày tháng sử dụng hoặc số km đã vận hành.

Thói quen khác là chỉ thay thế dầu bôi trơn mà không thay thế lọc dầu bôi trơn. Cần thay lọc dầu bôi trơn sau 2 lần thay nhớt để đảm bảo tốt lưu lượng và chất lượng của dòng dầu bôi trơn lưu thông bên trong động cơ.

 - Vận tải Nguyễn Lê tổng hợp -

Đánh giá trung bình 0/5 ( 0 Nhận xét )
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
Chia sẻ cảm nhận của bạn Viết nhận xét của bạn

Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận

* Rating
2022 *
Messenger