CÓ CÁC CHẤT LIỆU NÀO ĐỂ LÀM BUGI?

CÓ CÁC CHẤT LIỆU NÀO ĐỂ LÀM BUGI?

1, CÁC LOẠI BUGI Ô TÔ

Nếu dựa vào khả năng tản nhiệt của bugi, người ta phân bugi thành 2 loại bugi nguội và nóng.

Bugi nguội thường sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao (phân khối lớn), những xe thường xuyên phải vận hành ở các cung đường dài, trọng tải lớn…

Bugi nóng thường sử dụng cho động cơ có tỉ số nén thấp (phân khối nhỏ), những xe di chuyển quãng ngắn đường ngắn, tốc độ thấp, trọng tải nhẹ…

Khá là khó để phân biệt 2 loại bugi này vì chúng có ngoại hình khá giống nhau. Cách phân biệt là nhìn vào chỉ số nhiệt. Chỉ số nhiệt nhỏ thì đó là bugi nóng. Ngược lại chỉ số nhiệt lớn là bugi nguội.

Nếu dựa vào vào vật liệu làm điện cực, người ta phân bugi thành các loại sau:

 

BUGI ĐỒNG (NICKEL)

Đồng là loại vật liệu cơ bản làm điện cực cho bugi. Trong đó điện cực trung tâm làm bằng Nickel (Niken). Tuổi thọ của bugi đồng thường từ 16.000 – 32.000 km.

Ưu điểm: Phù hợp với các dòng ô tô cũ, tốt ở điều kiện tăng áp, giá thành thấp.

Nhược điểm: Tuổi thọ ngắn, cần thêm điện áp.

 

BUGI BẠCH KIM (PLATINUM)

Bạch kim (Platinum) có tính trơ, khó bị ăn mòn dù ở nhiệt độ cao. Tuổi thọ của bugi bạch kim thường từ 80.000 – 140.000 km.

Ưu điểm: Tuổi thọ dài hơn bugi đồng, ít bị tích tụ carbon.

Nhược điểm: Giá thành cao hơn bugi đồng.

 

BUGI IRIDIUM

Iridium là một loại kim loại quý, độ cứng cao gấp nhiều lần so với bạch kim Platinum, khả năng chịu điều kiện khắc nghiệt cao, đánh lửa tốt do đầu đánh lửa nhỏ… Tuổi thọ của bugi Iridium thường từ 150.000 – 240.000 km.

Ưu điểm: Tuổi thọ dài nhất, sử dụng điện áp thấp, hiệu quả đốt cao.

Nhược điểm: Giá cao, động cơ đã sử dụng bugi Iridium thì không nên sử dụng bugi khác.

- Vận tải Nguyễn Lê tổng hợp -

Đánh giá trung bình 0/5 ( 0 Nhận xét )
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
Chia sẻ cảm nhận của bạn Viết nhận xét của bạn

Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận

* Rating
5419 *
Messenger